phân tích cơ chế đảng lãnh đạo nhà nước quản lý nhân dân làm chủ

Điểm mới của Đại hội XII khi bàn về cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” được tập trung vào một số nội dung, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp để phát huy chức năng, hiệu quả của từng thành tố trong cơ chế, đó là:

Bạn đang xem: phân tích cơ chế đảng lãnh đạo nhà nước quản lý nhân dân làm chủ

Đối với Đảng, kế thừa những nhiệm vụ, giải pháp của Đại hội XI, Đại hội XII đã nêu nhiệm vụ, giải pháp trên 10 vấn đề, trong đó vấn đề “đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” đã xác định nhiệm vụ, giải pháp mới là: “Tiếp tục cụ thể hoá phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể. Quy định rõ hơn Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân về những quyết định của mình”.

Đối với Nhà nước, để tiếp tục hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân, Văn kiện Đại hội XII đưa ra một giải pháp mới: “Thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và ở cấp huyện”. Đây là giải pháp nhằm thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân.

Đối với nhân dân, nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, Văn kiện Đại hội XII đã bổ sung giải pháp mới là: “Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”.

Đây là những điểm mới, những sự bổ sung, phát triển kịp thời, phản ánh một cách khách quan, toàn diện những đòi hỏi bức thiết của thực tiễn và thể hiện tầm nhìn, tư duy sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo, phát huy mọi nhân tố, tiềm lực tạo ra động lực to lớn để phát triển đất nước trong tình hình mới.

 Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII, tiếp tục thể chế hoá, cụ thể hoá mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, trước hết cần tiếp tục làm sáng rõ cơ chế:

Đảng lãnh đạo: khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên; đặc biệt, “phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước” để cùng Nhà nước và toàn dân thực hiện mục tiêu của Đảng.

Nhà nước quản lý: là đề cập đến chức năng quản lý xã hội của bộ máy quyền lực – Nhà nước. Nội dung quản lý bao gồm: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm soát tiến trình hoạt động…dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để có thể thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước phải được tổ chức thành các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp để bảo đảm quyền lực được phân công và phối hợp thực hiện có hiệu quả.

Nhân dân làm chủ: là đề cập đến quyền lực của nhân dân. Quyền lực thuộc về nhân dân thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố này biểu hiện ở chỗ: quyền lực của Đảng và Nhà nước đều từ quyền lực của nhân dân. Mọi mục tiêu, quan điểm, đường lối của Đảng, mọi cơ chế, chính sách của Nhà nước đều phải xuất phát từ nhân dân và vì lợi ích của nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình không chỉ thông qua bộ máy nhà nước, mà họ còn tự mình thực hiện quyền ấy. Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”. Những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có quan hệ trực tiếp đến đời sống của quần chúng nhân dân đều là nội dung mà người dân cần biết, cần bàn, cần thực hiện và cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đặc biệt, trong công tác xây dựng, thực thi Hiến pháp và pháp luật.

Cùng với sự nhận thức sáng rõ, để cơ chế được cụ thể hoá, vận hành đồng bộ, hiệu quả, phát huy vai trò của từng thành tố, đặc biệt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy động lực phát triển đất nước, cần thực hiện một số vấn đề sau:

 Một là, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.

Xem thêm: Các cách buộc dây giày Balenciaga đúng chuẩn, hợp trends

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Do vậy, mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải bảo đảm “do nhân dân làm chủ”, đều gắn với lợi ích chính đáng của nhân dân.

Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân.

Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng gọn nhẹ, trong sạch, vững mạnh, có năng lực. Trước hết cần đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực và là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và các bộ, ngành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, bảo đảm năng lực quản lý, điều hành xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, cửa quyền, hách dịch dân.

Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Bảo đảm chi tiêu công hợp lý, tránh thất thoát. Kiên quyết xử lý các vụ án tham nhũng làm cho nhân dân tin tưởng vào hệ thống pháp luật và bộ máy nhà nước. Đặc biệt, phát huy vai trò của  nhân dân trong phát hiện, tố cáo và giám sát xử lý các vụ án tham nhũng.

Ba là, tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới.

Trước hết, đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực sự trong sạch vững mạnh; nâng cao trình độ, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng, bảo đảm Đảng thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

Đảng cần phải làm tốt công tác quản lý tổ chức đảng và đảng viên; mọi đảng viên, bất kể giữ chức vụ, cương vị gì trong bộ máy của hệ thống chính trị đều phải thực hiện nghiêm pháp luật, có đạo đức trong sáng, chí công, vô tư, là tấm gương sáng để nhân dân học tập và làm theo.

Tiếp tục thể chế hoá, cụ thể hoá vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. Đặc biệt, trong quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, cần tránh hai khuynh hướng: làm thay và khoán trắng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, giải quyết kịp thời những vướng mắc, bảo vệ quyền, lợi ích của người dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Cần tạo ra nhiều “kênh” để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình, như: góp ý vào các quyết sách của Đảng, vào công tác cán bộ… Cùng với đó, Đảng cần tổ chức nhiều đợt lấy ý kiến của nhân dân; qua đó, làm cho nhân dân ta giác ngộ hơn nữa về chính trị, phát huy quyền làm chủ về chính trị của mình đối với các vấn đề trọng đại của đất nước./.

Xem thêm: dictation là gì